Friday 30 January 2009

Những tranh luận về phân tích kinh tế

Một chủ đề được tranh luận sôi nổi là tình trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các nguyên nhân cụ thể đã dẫn đến tình trạng này.

Theo phân tích kinh tế bởi những người theo lý thuyết của cựu học giả John Maynard Keynes đưa ra, tất cả các nền kinh tế tư bản đôi khi phải trải qua những đợt suy thoái do chu kỳ kinh tế (tăng trưởng và suy thoái) gây ra. Theo ông Keynes, đây là một hiện tượng tự nhiên được công nhận là bản chất của cơ cấu kinh tế tư bản nên tình trạng suy thoái chính là một trạng thái không thể tránh được.

Chính vì thế, những nhà phân tích này cho rằng một nhiệm vụ chủ chốt của chính quyền là làm ổn định cầu kinh tế bằng việc gia tăng mức tiêu thụ nhà nước khi kinh tế đang rơi vào tình trạng suy thoái. Trên thực tế nhà nước phải đảm đương chuẩn bị một gói cứu trợ có qui mô hợp lý để kịp thời can thiệp vào nền kinh tế bằng việc kích cầu kinh tế.

Đồng thời, về giá cả, nếu tình trạng “giảm phát” (ngay cả cũng được coi là nguy hiểm còn hơn lạm phát) xuất hiện ra thì chính quyền phải thi hành chính sách tiền tệ bằng việc phát hành giấy bạc để đưa vào thị trường tiêu dùng và lĩnh vực ngân hàng.

Ở trên đây chủ yếu là hai biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô phổ biến nhất thuộc lý thuyết kinh tế học của Keynes.

Trái ngược với lý thuyết về cầu kinh tế do Keynes sáng lập là Trường phái Kinh tế học Áo (những nhà phân tích kinh tế nổi tiếng thuộc Trường phái này là các ông Mises, Hayek và Rothbard). Theo lý thuyết của Trường phái Kinh tế học Áo thì nhà nước lại không thể đóng một vai trò tích cực nào khi can thiệp vào nền kinh tế (xin trích lời ông Rothbard, “nhà nước là bọn kẻ cướp”) nên vai trò của chính quyền rất nhỏ - chỉ để cho nền kinh tế tự chỉnh lại khi rơi vào tình trạng suy thoái. “Lý thuyết Áo” này cho rằng sự lãnh đạo của nhà nước thực sự không thể có đủ thông tin về tình hình kinh tế để huy động và phân bố tiền vốn vào những dự án kinh tế có lợi nhuận nhất – thực ra một nền kinh tế kế hoạch hóa sẽ hoàn toàn dập tắt những doanh nghiệp có lợi nhuận, đồng thời sẽ để cho giới chức quá nhiều cơ hội để trở nên thối nát.

Hơn thế nữa, những nhà phân tích kinh tế này duy trì nguyên nhân thực sự của các “chu kỳ kinh tế” nằm ở trong những chính sách vô lý của nhà nước, chẳng hạn như việc in giấy bạc do các ngân hàng dự trữ tiến hành. Quá trình này luôn dẫn đến việc giảm bớt lãi suất một cách “nhân tạo” (ở dưới mức lãi suất cân bằng) nên các quỹ vốn bị phân bố lầm vào những dự án thiếu lợi nhuận.

Vì nhà nước cam kết ngăn cản sự phá sản của những dự án này nên không thể cho các thị trường tín dụng đạt cân bằng bằng việc tăng lãi suất. Nếu nhà nước kiên trì áp dụng những chính sách này thì càng ngày chất lượng của những dự án đầu tư này sẽ trở nên càng kém, cho nên nhà nước buộc phải cấp tốc giảm lãi suất (để cứu trợ những dự án vô ích này) dẫn đến sự phát triển của lạm phát.

Cuối cùng, chính phủ thừa nhận phải chống đối lạm phát cao bằng việc tăng lãi suất khiến cho nhiều dự án kinh tế và doanh nghiệp bị phá sản nên nền kinh tế lại rơi vào một suy thoái kinh hoàng (mà ban đầu chính phủ muốn tránh khỏi).

Chính vì thế, theo lý thuyết của “Trường phái Áo”, một lý thuyết tự do thị trường, vai trò chính đáng của chính quyền thật nhỏ (nếu có) – kiềm chế các hoạt động và giao dịch nhà nước; giảm thuế; và bãi bỏ đa số các quy định về kinh tế. Phải áp dụng các biện pháp ở trên thì nền kinh tế mới phát triển.
Theo bạn, lý thuyết nào có nhiều sức thuyết phục hơn?