Friday 30 January 2009

Những tranh luận về phân tích kinh tế

Một chủ đề được tranh luận sôi nổi là tình trạng khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các nguyên nhân cụ thể đã dẫn đến tình trạng này.

Theo phân tích kinh tế bởi những người theo lý thuyết của cựu học giả John Maynard Keynes đưa ra, tất cả các nền kinh tế tư bản đôi khi phải trải qua những đợt suy thoái do chu kỳ kinh tế (tăng trưởng và suy thoái) gây ra. Theo ông Keynes, đây là một hiện tượng tự nhiên được công nhận là bản chất của cơ cấu kinh tế tư bản nên tình trạng suy thoái chính là một trạng thái không thể tránh được.

Chính vì thế, những nhà phân tích này cho rằng một nhiệm vụ chủ chốt của chính quyền là làm ổn định cầu kinh tế bằng việc gia tăng mức tiêu thụ nhà nước khi kinh tế đang rơi vào tình trạng suy thoái. Trên thực tế nhà nước phải đảm đương chuẩn bị một gói cứu trợ có qui mô hợp lý để kịp thời can thiệp vào nền kinh tế bằng việc kích cầu kinh tế.

Đồng thời, về giá cả, nếu tình trạng “giảm phát” (ngay cả cũng được coi là nguy hiểm còn hơn lạm phát) xuất hiện ra thì chính quyền phải thi hành chính sách tiền tệ bằng việc phát hành giấy bạc để đưa vào thị trường tiêu dùng và lĩnh vực ngân hàng.

Ở trên đây chủ yếu là hai biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô phổ biến nhất thuộc lý thuyết kinh tế học của Keynes.

Trái ngược với lý thuyết về cầu kinh tế do Keynes sáng lập là Trường phái Kinh tế học Áo (những nhà phân tích kinh tế nổi tiếng thuộc Trường phái này là các ông Mises, Hayek và Rothbard). Theo lý thuyết của Trường phái Kinh tế học Áo thì nhà nước lại không thể đóng một vai trò tích cực nào khi can thiệp vào nền kinh tế (xin trích lời ông Rothbard, “nhà nước là bọn kẻ cướp”) nên vai trò của chính quyền rất nhỏ - chỉ để cho nền kinh tế tự chỉnh lại khi rơi vào tình trạng suy thoái. “Lý thuyết Áo” này cho rằng sự lãnh đạo của nhà nước thực sự không thể có đủ thông tin về tình hình kinh tế để huy động và phân bố tiền vốn vào những dự án kinh tế có lợi nhuận nhất – thực ra một nền kinh tế kế hoạch hóa sẽ hoàn toàn dập tắt những doanh nghiệp có lợi nhuận, đồng thời sẽ để cho giới chức quá nhiều cơ hội để trở nên thối nát.

Hơn thế nữa, những nhà phân tích kinh tế này duy trì nguyên nhân thực sự của các “chu kỳ kinh tế” nằm ở trong những chính sách vô lý của nhà nước, chẳng hạn như việc in giấy bạc do các ngân hàng dự trữ tiến hành. Quá trình này luôn dẫn đến việc giảm bớt lãi suất một cách “nhân tạo” (ở dưới mức lãi suất cân bằng) nên các quỹ vốn bị phân bố lầm vào những dự án thiếu lợi nhuận.

Vì nhà nước cam kết ngăn cản sự phá sản của những dự án này nên không thể cho các thị trường tín dụng đạt cân bằng bằng việc tăng lãi suất. Nếu nhà nước kiên trì áp dụng những chính sách này thì càng ngày chất lượng của những dự án đầu tư này sẽ trở nên càng kém, cho nên nhà nước buộc phải cấp tốc giảm lãi suất (để cứu trợ những dự án vô ích này) dẫn đến sự phát triển của lạm phát.

Cuối cùng, chính phủ thừa nhận phải chống đối lạm phát cao bằng việc tăng lãi suất khiến cho nhiều dự án kinh tế và doanh nghiệp bị phá sản nên nền kinh tế lại rơi vào một suy thoái kinh hoàng (mà ban đầu chính phủ muốn tránh khỏi).

Chính vì thế, theo lý thuyết của “Trường phái Áo”, một lý thuyết tự do thị trường, vai trò chính đáng của chính quyền thật nhỏ (nếu có) – kiềm chế các hoạt động và giao dịch nhà nước; giảm thuế; và bãi bỏ đa số các quy định về kinh tế. Phải áp dụng các biện pháp ở trên thì nền kinh tế mới phát triển.
Theo bạn, lý thuyết nào có nhiều sức thuyết phục hơn?

Thursday 29 May 2008

Chiến Tranh “Lạnh” đã kết thúc rồi! Sao Mỹ vẫn "bắt nạt" Cuba như thế?

Tại sao tất cả các ứng viên trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vẫn cam kết duy trì những lệnh trừng phạt về kinh tế chống một đất nước kém phát triển chưa bao giờ đe dọa ai hết?

Nước Cuba là một đất nước đã thuộc “khối xã hội chủ nghĩa” mà ngày xưa Mỹ cùng với các đồng minh “khối tư bản chủ nghĩa” (nhưng thực chất là những “kinh tế tư nhân” bị nhà nước thống trị) nỗ lực chống lại...cũng như Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu Việt Nam và Mỹ có thể quay về kết bạn sau những năm đấu tranh một cách cực kỳ tàn ác với nhau, tại sao Mỹ và Cuba thì không được? Một lý do có thể là vì các người tị nạn nguồn gốc Cuba chiếm một tỷ lệ đáng kể trong dân số cử tri ở một số tiểu bang quan trọng như Florida nên các ứng viên không thể đi ngược lại với lòng căm thù của chúng đối với ông Fidel Castro, cựu chủ tịch Cuba.

Mặt khác, Cuba là một đất nước sản xuất đường mà có thể cạnh tranh với những công nghiệp trong nước Mỹ. Có lẽ nền kinh tế chính là nguyên nhân của những "trận đấu tư tưởng” này...

Thậm chí ngay cả ứng cử viên Barack Obama, được ông Castro coi là “ứng viên tiên tiến nhất trong số những người tham gia tranh cử vào vị trí tổng thống Mỹ năm nay”, cũng cam kết duy trì những lệnh trừng phạt về kinh tế chống Cuba.

Nhìn chung, những luật vô lý này làm hại cho nhân dân ở cả hai nước Mỹ (vì chế độ bảo vệ công nghiệp trong nước có thể dẫn đến sự tăng giá hàng hóa) và Cuba. Toàn dân Mỹ nên kêu gọi các đại biểu Quốc hội phải hủy bỏ những lệnh trừng phạt này!

Wednesday 28 May 2008

Một sự đe dọa đến an ninh Đông Á

Theo tin tức được trích dẫn dưới đây, những thống kê mới cho rằng đến năm 2020 sự mất cân đối về giới tính ở Trung Quốc sẽ gây nguy cơ cho xã hội, và có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng trong nước. Hơn thế nữa, một số chuyên gia ngoại giao tin rằng cuộc khủng hoảng này có thể lan ra các nước lân cận Trung Quốc. Tình trạng này sẽ diễn ra vì mấy năm nay chính phủ Trung Quốc áp dụng “chính sách một con” ở khắp nơi nên dẫn đến đa số gia đình “có ý định” đẻ con trai (bằng cách phá thai nếu họ sớm phát hiện giới tính của nó là nữ) chứ không đẻ con gái. Nói chung, văn hóa Trung Quốc là trọng nam khinh nữ. Do đó đến năm 2020, “tỷ lệ nam nữ trong độ tuổi kết hôn của nước này sẽ là nam nhiều hơn nữ khoảng 30 triệu người”. Xin trích dẫn thêm:


Nếu dựa trên tỷ lệ trẻ sơ sinh nam nữ như hiện nay thì đến năm 2020 sẽ có khoảng 30 triệu đàn ông Trung Quốc, nhất là những người có thu nhập thấp hoặc ít học, sẽ khó tìm được vợ, và tình trạng này sẽ gây mất ổn định xã hội.


30 triệu đàn ông là đủ người thành lập những 15 quân đội, về phía bắc biên giới. Đây là 30 triệu đàn ông tuyệt vọng hoàn toàn: không được yêu, thiếu cơm ăn, cuộc sống buồn tẻ, công việc chán... bạn tồn tại trong tình hình này thì bạn sẽ phản ứng như thế nào? Có thể trách ai nữa....?

Trong tương lai thế giới nói chung và những đất nước đang phát triển nói riêng sẽ gặp những vấn đề khó lường. Ngoài “biến đổi khí hậu” mà rất nhiều chuyên gia đã cảnh cáo, và những thiên tai do đó, một khó khăn đáng chú ý là “điểm cao nhất mức sản xuất dầu” mà nhiều nhà quan sát ước lượng sắp trôi qua hoặc đã trôi qua rồi. Sau này mức sản xuất dầu thế giới sẽ rơi xuống do sự cạn kiệt nguồn nhiên liệu. Tình trạng này đơn giản là do: sự phá hoại lối sống của mọi người. Tất cả mọi thứ thuộc “văn minh công nghiệp” đã dựa trên những nguồn nhiên liệu đầy đủ và rẻ tiền. Nếu không có điều kiện này thì nền kinh tế sẽ “bốc hơi” hoàn toàn.

Tuesday 27 May 2008

Những khát vọng đi nước ngoài du học...không thực tế

Nhiều lúc ở Hà Nội mình cảm thấy rất ngạc nhiên khi mình tình cờ gặp ai đó có dự định du học ở nước ngoài mấy tháng tới mà họ còn lâu mới đủ trình độ để thi đỗ IELTS hoặc TOEFL. Quả thật, mỗi tuần mình gặp ít nhất là một người đã “lên kế hoạch” đi nước ngoài để học ở đại học mà họ chỉ cần “vượt rào tương đối ‘thấp’”...đấy là bài thi tiếng Anh, dù họ có khả năng thi đỗ đâu! Mình chỉ cần một phút thảo luận với họ về những ước mơ sắp “thành hiện thực” để thấy rõ ước mơ của họ chắc chắn sẽ bị "phá vỡ".

Lúc đó mình luôn nhẹ nhàng giải thích một cách kiên nhẫn cho họ hiểu nếu họ tiếp tục làm theo ý định này thì nhất định họ sẽ thất bại hoàn toàn. Hơn thế nữa, mình luôn luôn nhắc nhở những học sinh này là họ sẽ chẳng cứ phí tiền (để đăng ký thi trượt!) mà cả mất thời gian nữa. Thế là bị lỗ hoàn toàn! Thay thế họ nên dần dần học tiếng Anh trong vòng một năm nữa (miễn là học chăm chỉ) mới luyện tập thi IELTS hay TOEFL.

Tuy nhiên những lời khuyên của mình không hề đủ để thuyết phục ai đó bỏ cuộc và bắt đầu học lại vì họ muốn nhanh chóng có kết quả. Mình không biết họ có quá bướng bỉnh để đối mặt thực tế hay không – mà chỉ thấy họ quyết tâm đâm vào một thành gạch như một người khách quan có thể đoán trước. Vậy mình rất buồn khi mình thấy nhiều người tham vọng (không phải là điểm yếu) nhưng lại không thực tế.

Mục đích của bài này là đề ra những băn khoăn của mình (về một tình trạng thông thường ở Việt Nam). Có phải là nền xã hội Việt Nam đang khuyến khích những khát vọng này? Hay có lẽ phụ huynh học sinh đã ép buộc con em mình có “ước mơ” đi nước ngoài du học?

Monday 26 May 2008

Chủ nghĩa thiết kế sáng tạo "đấu với" lý thuyết tiến hoá

Quá trình tiến hóa nhân loại (cùng với quá trình chọn lọc tự nhiên) là một chủ đề tranh luận không thể đi đến kết luận. Kể từ tác phẩm “Về Nguồn gốc các chủng loại” do một nhà khoa học được uy tín Charles Darwin cho xuất bản vào giới khoa học (thế kỷ XIX), lý thuyết tiến hóa đã trở thành một lý luận phổ biến nhất để giải thích sự ra đời của nhân loại. Theo lý thuyết này, nhân loại đã tiến hoá từ những chủng loại khỉ, dù bây giờ người ta vẫn cần thêm nhiều bằng chứng nữa để bổ sung lý thuyết này.

Trong mấy thập kỷ nay dư luận xã hội chưa nhất trí (nhất là ở những đất nước sùng đạo, chẳng hạn như Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ) rằng quá trình tiến hóa là một lý thuyết hợp lý nhất hay không. Quả thật, rất nhiều cuộc thăm dò cho rằng không ít người cũng tin rằng nhân loại không hề trải qua quá trình tiến hóa từ khỉ, thay thế đã được tạo ra trái đất bởi một “đấng tối cao”. Những người thuộc phong trào “thiết kế sáng tạo” (hoặc thuyết sáng tạo) chỉ trích những lỗ trên hồ sơ hóa thạch để đề ra một quan điểm khác.

Tuy nhiên “lý thuyết” khác này cũng không được chứng minh. Bạn đi đâu, sưu tập những mẫu vật gì để cung cấp bằng chứng ủng hộ một ý tưởng kỳ diệu?

Thực sự, những người chống lại lý thuyết tiến hóa từ vị trí này đang duy trì một “lý thuyết” yếu kém. Ví dụ, nếu các chủng loại khác nhau đã xuất hiện cùng một lúc thì nhân loại và khủng long đã phải tồn tại cùng nhau (!). Mặt khác, nếu chúng ta công nhận hai loài này (cũng như nhiều chủng loại khác) thuộc những thời đại khác nhau (tất nhiên nhân loại đã ra đời sau), thì nhân loại và tất cả các chủng loại mới đã ra đời bằng cách gì? Câu này không thể được trả lời qua sự mê tín.

Sao mình lại vắng mặt?

Hiện nay mình mải làm việc (ở cơ quan của mình bận ơi là bận) đến mức mình chẳng có một phút nào để “bồi dưỡng” trang “blog” của mình. Kể từ hôm nay mình quyết tâm như thế này: mỗi ngày mình sẽ cố gắng hết sức để viết một bài trên trang “blog” của mình, ít nhất vài ba dòng. Nếu mình không muốn thuyết minh về những “tin sốt dẻo” hay thể hiện những suy nghĩ (do một ngày làm việc vất vả hoặc những thắc mắc vì gia đình) thì mình sẽ đền bù bằng việc trích dẫn một phóng sự thú vị.

Thursday 10 April 2008

Khủng hoảng tăng giá do...cái gì?

Hiện tại, chúng ta khong thể làm ngơ với lạm phát. Đâu đâu, giá cả ngày càng cao. Hàng ngày mình đọc trên các báo VN về rất nhiều khó khăn của người dân Việt Nam. Các bộ trưởng đã cam kết chủ trương kiềm chế lạm phát để giúp đỡ dân, dù họ chưa xác định nguyên nhân tình trạng này là gì. Tất nhiên chúng ta phải thông cảm với các nhà chính trị lẫn người dân vì họ vừa phải giải quyết “khủng hoảng lương thực” (bây giờ đang lan ra rất nhiều đất nước kém phát triển) vừa phải ngăn ngừa một tình trạng mang tên là “Peak Oil” (đỉnh cao nhất mức sản xuất xăng dầu toàn thế giới)...mà đã trôi qua cách đây 3 năm. Các bạn nên đọc tiếp...